Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Phụ nữ sau khi sinh với những triệu chứng trầm cảm


Tags: sức khỏe và đời sống, tư vấn sức khỏe sinh sản, tu van suc khoe sinh san, kham thai, phu nu sau khi sinh, hien tuong co thai, suc khoe sinh san, dấu hiệu có thai, suc khoe tre em, cach cham soc tre so sinh

Nhiều phụ nữ sau khi sinh thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ cáu giận, ăn không ngon, luôn có trạng thái tâm lý không ổn định, cảm giác bồn chồn…Y học gọi đó là chứng trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh này đang ngày càng “tấn công” mạnh vào những phụ nữ hiện đại.
tram cam sau sinh 212x300 Phụ nữ sau khi sinh với những triệu chứng trầm cảm

“Cơn buồn thoáng qua” hay nỗi phiền muộn dai dẳng?
Chị Nguyễn Thanh Hương, 26 tuổi (Lạc Long Quân, HN) tâm sự:
“Mình sinh cháu đúng vào hôm mùng 2 Tết tại Bệnh viện Việt Pháp. Vì nằm ở phòng dịch vụ rất thoải mái nên mình xin sau 5 ngày mới ra viện. Khi mọi người tới đón, vừa bước chân lên taxi là nước mắt mình bắt đầu chảy.

Mình đã cố gắng kiềm chế, nhưng không được. Thế là suốt dọc đường về tới nhà, mình cứ thút thít mãi, mặc bố mẹ và ông xã “vỗ về” đủ cách.

Thực ra là do mình chưa chuẩn bị tâm lý xuất viện, vì ở đó có các cô y tá, hộ lý chăm con mình suốt ngày đêm. Nhớ con thì nhấn nút đỏ đầu giường, lập tức có người đẩy xe nôi đưa con tới cho mình ôm ấp một lúc.
Nếu chưa biết thay bỉm lại nhấn tiếp nút đỏ, một cô y tá sẽ làm thay mình công việc ấy. Rồi vết mổ đau, ngực tắc sữa, điều hòa nóng… tất cả chỉ cần nhấn nút đỏ là được phục vụ tận tình, rất yên tâm.

Ra khỏi đó, tự nhiên thấy mình và con mình không được bảo vệ, cảm giác lo lắng, sợ hãi ập đến. Mình biết nuôi con thế nào đây, ngay cả bế con còn chưa thành thạo, chỉ sợ làm rơi con.

Mấy ngày nằm viện mình cũng chưa thay bỉm, pha sữa cho con lần nào, nói gì đến tắm gội, rồi nhỡ trộm vía, con bị hắt hơi sổ mũi thì mình biết làm sao?

Những ngày tiếp theo, mình vẫn hay khóc tự nhiên như thế, hơi tí là cáu giận. Cảm giác lo âu, sợ hãi, xen lẫn tủi thân, bi quan ấy ám ảnh mình tới khi cháu được gần 5 tháng mới hết”.

Trường hợp chị Đặng Lan Anh, 29 tuổi (Triều Khúc, Thanh Xuân, HN) thì sau khi sinh được hai tuần, thỉnh thoảng chị lại cáu gắt một cách vô cớ, lúc nào cũng thấy buồn, chán, không muốn nói chuyện, tiếp xúc với ai.
Bình thường chị là người hoạt bát, vui vẻ nhưng khi ấy: “Tôi luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi, không hiểu nguyên do. Có một, hai lần cháu quấy khóc cả đêm, không ngủ được mà hôm sau tôi như người kiệt sức, suốt ngày nằm lì trên giường.

Từ đó, tôi ít sữa hẳn đi, nhiều hôm còn không được giọt nào. Hai vợ chồng cũng không ít lần to tiếng với nhau do tôi hay rơi vào trạng thái quá khích. Đáng sợ hơn là dần dần tôi trở nên lãnh cảm, không có hứng thú với chuyện gối chăn dù đã sinh cháu được gần 7 tháng”. Chị tâm sự.

Đi tìm nguyên nhân
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học VN thì hiện nay, nguyên nhân chính xác  chứng trầm cảm của phụ nữ  sau khi sinh vẫn chưa được xác định rõ.

Nhiều giả thiết cho rằng sự thay đổi của vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi mang thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần gây nên tình trạng bệnh. Ngoài ra, chứng trầm cảm của phụ nữ  sau khi sinh còn liên quan đến sự  chuyển biến lượng hormore trong máu.

Lúc cơ thể người mẹ mang thai và sau khi sinh, lượng hormone này liên tục lên xuống, chuẩn bị điều kiện cho sự  chào đời của em bé và kích thích sữa chảy ra.

Bên cạnh đó, GS Lê Đức Hinh cũng khẳng định: “Chứng trầm cảm của phụ nữ  sau khi sinh một phần là do hệ quả của lối sống hiện đại. Trước đây, người phụ nữ chưa tham gia nhiều vào công việc xã hội, nên nguy cơ mắc bệnh ít hơn.

Hiện nay, cuộc sống sôi động với nhiều áp lực đã khiến các bà mẹ trẻ chưa kịp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ nên thường nảy sinh tâm lo lắng thái quá, dẫn tới trầm cảm”.
Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho rằng: “Đa số phụ nữ đều trải qua những triệu chứng thay đổi tâm lý từ ngày thứ 3, thứ 4 sau sinh và hầu hết đều thoát khỏi nó một cách nhẹ nhàng, không cần điều trị.

Tuy nhiên, với những trường hợp bị trầm cảm kéo dài và ở mức độ căng thẳng quá mức thì cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Ở những trường hợp này, bà mẹ bị trầm cảm là do không biết cách chăm sóc con, quen nhận được sự hỗ trợ từ phía bệnh viện, gia đình. Họ là những người có tâm lý ỷ lại.

Mặc dù không chiếm đa số, nhưng hiện tượng đó đang ngày càng có nguy cơ lan rộng trong xã hội hiện đại”.

Lời khuyên từ chuyên gia
Với kinh nghiệm nhiều năm đã trực tiếp chữa trị cho không ít phụ nữ  sau khi sinh mắc chứng trầm cảm, GS. Lê Đức Hinh cho biết:

“Thông thường, những người này ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm một phần vì thiếu hiểu biết, xấu hổ với mọi người. Họ sợ những người xung quanh phê phán là không muốn, không biết chăm sóc con, hoặc sẽ bị “nhốt” vào bệnh viện và người khác sẽ bắt mất con của họ.

Để điều trị, ngoài việc phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp, các thành viên trong gia đình cần tạo ra một bầu không khí vui tươi, chan hòa tình cảm, cùng nhau chăm chút cho em bé mới chào đời để người mẹ cảm thấy yên tâm, không bị cảm giác tủi thân, lo lắng cho sức khỏe của bản thân mình và đứa con bé bỏng.

Người mẹ cũng cần được nghỉ ngơi thoải mái, chỉ làm việc nhẹ nhàng và tuyệt đối không gây ra cú sốc tâm lý lớn”.

Kèm theo đó là sự chủ động từ phía các bà mẹ trẻ trong việc chia sẻ suy nghĩ, công việc với người thân để giải tỏa gánh nặng. Chuyện sinh đẻ hàng ngàn đời nay phụ nữ ai cũng từng trải qua, chuyện đó rất bình thường và người ta hạnh phúc khi có được thiên chức làm mẹ, được yêu thương, nuôi dưỡng con cái.
Các bà mẹ trẻ mới sinh con lần đầu không tránh khỏi bỡ ngỡ, hồi hộp, nhưng để giảm sự lo lắng quá mức thì nên tìm hiểu trước về cách chăm sóc bản thân và em bé lúc mới chào đời. Bên cạnh việc tham khảo kinh nghiệm của người đi trước, các bà mẹ cũng nên đọc sách báo để nắm rõ hơn.

Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi khuyên rằng: “Điều quan trọng là bạn đừng cố gắng chống lại hiện tượng mệt mỏi này mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn càng nhiều càng tốt.

Nếu có điều kiện, hãy tham gia một khoá huấn luyện học cách chăm sóc trẻ sơ sinh trước khi “vượt cạn”. Ở đó, bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản về cách bế em bé, tắm và cho em bé ăn. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh trong những tuần đầu.

Ngoài ra, bạn hãy tự nhủ rằng những cảm giác căng thẳng này rồi sẽ qua, hãy thư giãn để thưởng thức mọi cung bậc tình cảm, bởi vì con bạn lớn rất nhanh. Mọi thứ sẽ qua đi. Bạn sẽ không bao giờ quên nụ cười đầu tiên, câu nói đầu tiên hoặc lần đầu tiên bé ngủ trên ngực bạn. Điều đó khiến tất cả những mệt nhọc, lo âu, căng thẳng của bạn tan biến”.
Theo SKGĐ

Tổng đài tư vấn sức khỏe U-care Việt 19008909 cung cấp các giải pháp tư vấn: tư vấn sức khỏe trực tuyến, sức khỏe và đời sống, tư vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, nam khoa, tư vấn tâm lý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét